Hội thảo Quốc tế số 1 về Quốc tế hoá Giáo dục Dự án HARMONY – chương trình Erasmus+ 23-24/3/2022

Ngày 23-24/3/2022, Trường Đại học Quảng Bình tham gia hội thảo quốc tế số 1 về chủ đề Quốc tế hoá Giáo dục Đại học do Trường ĐH Nghiên cứu và quản lý Narsee Monjee NMIMS tổ chức tại Mumbai Ấn độ  . Tại các phiên hội thảo, các báo cáo viên đã tập trung giới thiệu về tình hình quốc tế hoá giáo dục tại các trường Đại học. Hội thảo còn có sự tham gia của nhiều khách mời đến từ các tổ chức quốc tế khác như Liên đoàn Châu ÂU tại Ấn, tổ chức EURAXESS Ấn độ, Trường ĐH NewJersy USA, Trung tâm Singapore – Đại học Coventry và Các trường Đại học khác đến từ Ấn Độ, Singapore, Mỹ, Việt Nam, Bangladesh….

Link hội thảo dự án:

National Conference & Project Meeting

https//nmims.edu/nmims-eu-harmony-conference/ 

News at NMIMS

News at UNIZAR

News at Dainik Bhaskar

Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 23-24/3/2022 có sự tham gia của các đại biểu sau:

Phiên hội thảo ngày 23 gồm có 13 báo cáo (phiên buổi sáng 8 báo cáo, phiên buổi chiều 5 báo cáo). Phiên hội thảo ngày 24/3/2022 có 13 báo cáo (phiên buổi sáng 8 báo cáo, phiên buổi chiều 5 báo cáo).

Nội dung trình bày tại phiên hội thảo ngày 23 như sau:

Khai mạc hội thảo, các thành viên chào xã giao, chụp ảnh lưu niệm, và giới thiệu. Trong đó có:

– Phát biểu chào mừng của đại diện lãnh đạo trường Đại học Nghiên cứu và quản lý NMIMS có tiến sỹ Sharad Mhaiskar, Phó Hiệu Trưởng trường Đại học Nghiên cứu và quản lý lý NMIMS; tiến sỹ Ramesh Bhat, Phó Hiệu Trưởng trường  Đại học Nghiên cứu và quản lý NMIMS.

– Phát biểu chào mừng của đại diện Trường Điều phối dự án Đại học Zaragoza, Tây Ban Nha: tiến sỹ Rafael de Miguel González,  Điều phối viên tài trợ dự án HARMONY, Phó Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Khoa Giáo dục.

Các nội dung của hội thảo ngày 23/3/2022 xoay quanh các chủ đề sau.

  1. Chủ đề Kết nối Châu Âu và Châu Á: Hành lang huy động sinh viên và nhà nghiên cứu quốc tế

Có 4 khách mời tham gia thảo luận về chủ đề này:

– Ông Pierrick Fillon-Ashida, Cố vấn đầu tiên, Trưởng phòng Nghiên cứu & Đổi mới, Phái đoàn của Liên minh Châu Âu đến Ấn Độ phát biểu trực tuyến.

Các báo cáo viên khác gồm:

– Ông Samrat Kumar, Đại diện Quốc gia, EURAXESS Ấn Độ.

– Ông (Tiến sĩ) Jenny Elmaco, Trưởng Hiệp hội Cựu sinh viên ASEAN, EURAXESS Việt Nam.

– Ông Kinchit Bihani, Cố vấn Chính sách, Phái đoàn EU.
2. Chủ đề: Quốc tế hóa tại nhà: Chương trình Phát triển Khoa & Kỹ thuật Thời đại Mới trong sự hợp tác học thuật

Một nghiên cứu điển hình về sự hợp tác của Trường ĐH Nghiên cứu và quản lý NMIMS với một trường Đại học Hoa Kỳ do Dr Sharad Mhaiskar, Pro Vice Chancellor.

  1. Chủ đề: Cơ hội tài trợ và nghiên cứu toàn cầu: Tập trung vào EU và Bắc Mỹ

Do Dr.R.Seenivasan, Phó Giám đốc Văn phòng Quan hệ Quốc tế (Hoa Kỳ và Canada), Giáo sư Trung tâm Công nghệ Nanobio, Người điều phối Dự án -EU Erasmus + Mobility & Dự án CBHE.

  1. Chủ đề: Các chiến lược quốc tế tại Đại học Hyderabad.

Khả năng tài trợ và di chuyển với Đức và Châu Âu và Chương trình nghiên cứu tiểu thuyết ở Ấn Độ do Đại học Hyderabad phát triển do Ông N. Siva Kumar, Giáo sư cao cấp, Khoa Hóa sinh. Điều phối viên UGC-SAP-DRS-1, Trường Khoa học Đời sống, Văn phòng Giám đốc Các vấn đề Quốc tế.

  1. Chủ đề: Chương trình học tập tại Ấn Độ

Chương trình GOI, Sáng kiến ​​của Bộ Ngoại giao do  Ông Manoj Kumar, Chủ tịch & Giám đốc điều hành Công ty EDCIL India Ltd, Chương trình GOI.

  1. Chủ đề: Quốc tế hóa Giáo dục Đại học, Thách thức và Cơ hội, Kinh nghiệm Chia sẻ kinh nghiệm của các trường Đại học Việt  Nam

Có 2 báo cáo của đại diện Trường Đại học Quảng Bình và Đại học Đà Nẵng

Trường ĐHQB báo cáo về Thực tiễn thực hiện quốc tế hóa tại ĐHQB & tính di động quốc tế do thạc sỹ Mai Thị Thuỳ Dung, Phòng KHCN&ĐN trường ĐHQB.

– Trường ĐH Đà Nẵng báo cáo về: Quốc tế hóa – Bài học thành công và thách thức tại Đại học Đà Nẵng do Phó Giám đốc ĐHĐH PGS. TS. Lê Quang Son, và Bà Hồ Lộng Ngọc Phó Ban đối ngoại ĐH Đà Nẵng trình bày.

Kết thúc phiên hội thảo đầu tiên ngày 23/3/2022, Các trường tổ chức tham quan khuôn viên trường ĐH Nghiên cứu và quản lý NMIMS, chụp ảnh lưu niệm và giao lưu.

Phiên hội thảo ngày 24/3/2022 tập trung vào các chủ đề sau:

  1. Chủ đề 1: Những thách thức & Cơ hội của quốc tế hoá giáo dục: Chi sẻ từ các trường Đại học Bangladesh

Số hóa cho tính bền vững của Trường ĐH và các phương pháp tốt cho các chương trình di động quốc tế: Kinh nghiệm của trường Đại học quốc tế Daffodil do Ông Syed Raihan-Ul-Islam, Trợ lý Giám đốc cấp cao, các vấn đề quốc tế.

Quốc tế hóa tại nhà và nghiên cứu hợp tác với các trường đại học Châu Âu; do Ts. Tiến sĩ Din M. Sumon Rahman, Giáo sư, Khoa Truyền thông Nghiên cứu & Báo chí. Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Phê bình và Định tính (CQS), Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Khoa (OFR).

  1. Chủ đề thảo luận: Bàn về Quốc tế hoá giáo dục và các thách thức ESG (sự phát triển bền vững và các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị).

Phiên thảo luận do Dr Meena Chintamaneni trường ĐH Nghiên cứu và quản lý NMIMS chủ trì, có sự tham gia của các khách mời:

– Tiến sĩ Ramesh Bhat, Đại học Nghiên cứu và quản lý NMIMS, Ấn Độ

– Giáo sư Imran Rahman Phó Hiệu trưởng & Trưởng khoa, Trường Kinh doanh,  Bangladesh.

– Tiến sĩ Todor Kolev Radev, Phó Giáo sư kiêm Hiệu trưởng, Đại học Quản lý Varna, Bulgaria.

– Tiến sĩ Khắc Sơn Võ, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Quảng Bình, Việt Nam

Phiên thảo luận tập trung vào vấn đề đặt ra là khi các công ty chuyển sang tích hợp các nguyên tắc ESG, các trường ĐH cần đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết về khuôn khổ ESG, kết hợp ESG vào việc khởi động các Chương trình mới, vào Chương trình cốt lõi, Giảng dạy, Nghiên cứu, xây dựng khuôn viên Văn hóa nhạy cảm, Đa dạng & Hòa nhập dẫn đến những chuyển đổi xã hội tích cực và Quản trị của các trường đại học. Như vậy, Trường các trường ĐH đã làm gì để giải quyết các thách thức đó và đóng góp của các hoạt động Quốc tế hoá giáo dục góp phần giải quyết các thách thức đó là gì và đã được thực hiện như thế nào.

Trường ĐHQB đã chia sẻ định hướng chiến lược phát triển bền vũng của Nhà trường, mô tả các hoạt động trong nước và quốc tế nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về các vấn đề thách thức môi trường, xã hội và quản trị. Nhà trường cũng chia sẻ kế hoạch hợp tác quốc tế trong thời gian sắp tới, định hướng gắn Quốc tế hoá giáo dục vào các nguyên tắc ESG và khuôn khổ ESG.

  1. Chủ đề: Kiến thức kinh nghiệm trong quá trình quốc tế hóa: Chia sẻ từ các trường đại học CHÂU ÂU, gồm các báo cáo sau:

– Dự án FRIENDS Erasmus +: Đưa sự gắn kết giữa các nền văn hóa và sự đa dạng văn hóa vào chương trình giảng dạy do  Bà Christina Armutlieva, Giám đốc Hợp tác Quốc tế.

– Quốc tế hóa chương trình giảng dạy (Bài thuyết trình sẽ bao gồm các nghiên cứu điển hình về nỗ lực hợp tác với các trường đại học Châu Âu) Do Bà Audra Dargytė Burokienė, Điều phối viên của Tổ chức Erasmus, Trưởng Văn phòng Quốc tế.

– Cam kết quốc tế hóa giáo dục đại học: Quốc tế hóa và các chiến lược địa lý của Đại học Zaragoza, các chương trình di chuyển, các khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh, các chương trình kép quốc tế, quan hệ đối tác hợp tác, các trường đại học Châu Âu và các hoạt động quốc tế hóa và các phương pháp hay nhất ở cấp giảng viên. Do Dr. Rafael de Miguel González,Phó Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Điều phối viên Tài trợ Dự án HARMONY.

  1. Chủ đề: Giáo dục ảo xuyên quốc gia – COIL

Có các báo cáo sau:

– Sáng kiến Huy động quốc tế bằng các chương trình trực tuyến ảo của trường Đại học ACU do Ông Juan Antonio Vallés Brau, Giáo sư Quang học, Phó Trưởng khoa Quốc tế của Khoa Khoa học.

– Nghiên cứu điển hình về Khả năng di chuyển / Trao đổi ảo quốc tếa do Ông Michael Yap, Giám đốc điều hành khu vực – Trung tâm Singapore – Đại học Coventry

– Kết quả đánh giá chất lượng Quốc tế hoá giáo dục tại địa phương, Bản trình bày Đồ họa thông tin của dự án HARMONY do Tiến sĩ Dr Olesea Sirbu, Điều phối viên tài trợ dự án HARMONY, Người sáng lập & Chủ tịch Viện Nghiên cứu và Phát triển Chính sách Châu Âu, Slovenia.

Cuối cùng trong phiên họp Ban Điều hành, các thành viên Ban điều hành dự án thảo luận các nội dung sau:

– Đề xuất các trường thành viên tổ chức hội nghị truyền thông về dự án tại trường,

– họp thống nhất nội dung và lịch các webinar đã tổ chức trong tháng 3 vào 18/3/2022, và dự kiến tổ chức trong tháng 4 vào ngày 01/4/2022 và 13/4/2022,

– Thảo luận các nội dung cần lưu ý trong các báo cáo dự án,

– Lên kế hoạch thời gian cho các chuyến công tác học tập sắp tới của dự Án.

Ban Điều hành dự án nhấn mạnh sự tham gia của các thành viên tại các hội nghị trực tiếp, các hội thảo quốc gia nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi cụ thể hơn về các cơ hội và nội dung hợp tác có thể lên kế hoạch hành động cụ thể và triển khai thực hiện.

Hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp với sự tham gia nhiệt tình của các báo cáo viên, giới thiệu và chia sẻ rất nhiều cơ hội hợp tác quốc tế song phương và đa phương với các trường Đại học trên thế giới. Cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên và nhân viên kỹ thuật trường ĐH Nghiên cứu và Quản lý Narsee Monjee NMIS Hội thảo để lại ấn tượng tốt cho các giáo sư, các nhà nghiên cứu quan tâm. Trường ĐH Nghiên cứu và Quản lý Narsee Monjee NMIS  cũng vui mưng thông báo Hội thảo quốc tế dự án HARMONY được đăng tải trên tạp chí Quốc gia Ấn độ của báo Dainik Bhaskar. Đây nổi bật là tờ báo được phát hành lớn thứ ba trên thế giới với 4,3 triệu bản.